Khi nào là thời điểm tốt nhất để ăn trái cây? Nên ăn vào ban ngày hay ban đêm mới tốt cho sức khỏe?
Đây có lẽ là những câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong tâm trí bạn, nhất là bạn đang nghĩ đến việc giảm cân, hoặc muốn cải thiện làn da xỉn màu, hoặc đang bị tăng huyết áp…
Không xét về việc ăn lúc nào mới tốt cho sức khỏe, chúng ta đều nhận định rằng trái cây là "cường quốc của các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và flavonoid. Chúng giúp ngăn ngừa các tổn thương gốc tự do và cung cấp các khoáng chất như natri và kali cho cơ thể.
Không xét về việc ăn lúc nào mới tốt cho sức khỏe, chúng ta đều nhận định rằng trái cây là cường quốc của các chất dinh dưỡng.
Kết hợp các loại trái cây trong chế độ ăn uống của bạn có thể cải thiện tiêu hóa, làm đẹp da... vì hàm lượng chất xơ cao. Nhưng ăn chúng vào thời điểm sai có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ trái cây tại một thời điểm nhất định trong ngày có thể có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến cơ thể của bạn.
Vậy, khi nào là thời gian tốt nhất để ăn trái cây trong ngày? Theo Boldsky, các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đang khuyến nghị nên ăn tối đa trái cây suốt cả ngày. Nhưng ăn suốt cả ngày là như nào lại là khái niệm không phải ai cũng nắm rõ.
Thời điểm tốt nhất để ăn trái cây
Ăn trái cây vào buổi sáng
Ăn trái cây vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng cùng nước lọc được coi là cực tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là hệ thống tiêu hóa của bạn có thể dễ dàng hấp thu đầy đủ dưỡng chất từ trái cây, cho phép cơ thể hấp thu nguồn dinh dưỡng tối đa.
Những loại trái cây nên ăn trước khi ăn sáng: Dứa, dưa hấu, chuối, nho, quả mọng, lê, xoài, đu đủ và táo.
Ăn trái cây vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng cùng nước lọc được coi là cực tốt cho sức khỏe.
Ăn trái cây giữa các bữa ăn
Ăn trái cây giữa các giữa các bữa ăn của bạn cũng được xem là một thói quen tốt bởi vì đó là thời điểm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhanh chóng và các enzym khác nhau được tiết ra để giúp quá trình này diễn ra dễ dàng hơn. Các loại trái cây được ăn giữa các bữa ăn chính sẽ được tiêu hóa tốt hơn, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể hiệu quả hơn với chất xơ và đường đơn dồi dào.
Ăn trái cây giữa các bữa ăn như một bữa ăn nhẹ cũng có thể dẫn đến giảm cân bởi vì nó có thể giúp chống lại những cơn đói, cơn thèm ăn của bạn. Nên ăn trái cây trước hoặc sau 30 phút giữa những bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những loại trái cây nên ăn giữa các bữa ăn: Trái cây họ cam quýt, quả mọng, dưa hấu, dứa, lựu, táo và xoài.
Ăn trái cây giữa các bữa ăn của bạn cũng được xem là một thói quen tốt bởi vì đó là thời điểm hệ tiêu hóa của bạn hoạt động nhanh chóng.
Trái cây nên ăn trước và sau khi tập luyện
Một trong những khoảng thời gian tốt nhất để ăn trái cây nữa đó là trước và sau khi tập luyện. Nếu bạn tiêu thụ trái cây trước khi tập luyện, nó sẽ cung cấp cho cơ thể bạn một lượng năng lượng ngay lập tức để giúp bạn thực hiện bài tập vất vả. Điều tương tự cũng được áp dụng sau khi tập luyện, cơ thể bạn mất hết năng lượng và mệt mỏi sau khi luyện tập nặng.
Trong thời gian này, các loại trái cây có nhiều chất xơ tự nhiên là tốt nhất, như chuối, xoài, nho, cam quýt, trái cây, dứa, chikoo, lựu và lê. Những trái cây ăn trước và sau khi tập luyện sẽ cung cấp cho cơ thể của bạn những chất điện giải và năng lượng cần thiết.
Ăn trái cây trước khi ăn tối là tốt hơn so với ăn trước khi đi ngủ.
Thời điểm nên tránh ăn trái cây
Khoa học nhận định không nên ăn trái cây ngay trước hoặc sau bữa ăn, hoặc ngay trước khi đi ngủ. Vì:
Ngay trước và sau bữa ăn
Nếu là người ngay lập tức ăn trái cây trước và sau bữa ăn, bạn nên dừng lại ngay bây giờ. Việc ngay lập tức ăn một bữa ăn trái cây sẽ không giúp cơ thể tiêu hóa đúng cách và do đó không thể hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nên có một khoảng cách thời gian nhất định khi bạn ăn trái cây là 1 giờ trước bữa ăn và 2 giờ sau bữa ăn.
Trước khi đi ngủ
Ăn trái cây trước khi đi ngủ là thời điểm tồi tệ nhất vì làm tăng lượng đường trong máu và insulin trong cơ thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm, giảm năng lượng khi cần thiết.
Ăn trái cây trước khi đi ngủ là thời điểm tồi tệ nhất vì làm tăng lượng đường trong máu và insulin trong cơ thể sẽ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn vào ban đêm.
Ăn trái cây trong bữa ăn
Không nên ăn trái cây với bữa ăn vì có thể làm chậm quá trình tiêu hóa. Nếu bạn ăn trái cây với các loại thực phẩm khác, trái cây sẽ ở lại lâu hơn bình thường và bắt đầu lên men trong cơ thể. Điều này có thể gây khó tiêu cũng như các vấn đề tiêu hóa khác.
Ăn trái cây sai cách cẩn thận tắc ruột, thối ruột…
ThS. BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cho biết, ăn trái cây sai cách là một trong số những nguyên nhân gây tắc ruột. Chẳng hạn, hồng giòn là loại quả nhiều chất xơ, vitamin, cung cấp năng lượng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn trái hồng giòn không đúng cách dễ gây tắc ruột.
Nguyên nhân là trong quả hồng chứa chất tannin nên khi ăn quả xanh hoặc độ chín chưa tới thường có vị chát. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột. Ăn quá nhiều, nhất là lúc đói, các chất tannin - pectin cộng với hàm lượng chất xơ cao trong hồng (100 g hồng có 2,5 g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa. Ăn nhiều sẽ vón lại tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột.
Ăn trái cây sai cách là một nguyên nhân gây tắc ruột.
"Tất nhiên không phải việc này xảy ra ngay sau khi ăn mà đòi hỏi ăn liên tục nhiều ngày, ăn khi bụng đói, ăn kèm với thức ăn có nhiều đạm sẽ làm đông vón chất đạm lại gây khó tiêu hóa, tắc ruột", chuyên gia khẳng định.
Chuyên gia khuyên, muốn nhận được lợi ích tối đa từ trái cây nên ăn những loại trái cây tươi, giàu chất xơ với hình dạng quả tươi còn nguyên vẹn. Nên ăn trái cây theo mùa và thưởng thức nhiều loại khác nhau để thay đổi. Nếu bạn mắc bệnh thận hãy chọn những loại trái cây ít kali như đu đủ, táo, lê, ổi… Những người bị hội chứng ruột kích thích (IBS) nên tránh các loại trái cây có nhiều chất xơ như táo, cam và chuối… Và cuối cùng hãy ăn trái cây đúng thời điểm để tránh nguy cơ mắc các bệnh đường ruột không mong muốn đã nêu trên.